Giải nghĩa câu nói chó sủa là chó không cắn là như thế nào?

Chó sủa là chó không cắn – chắc hẳn bạn đã một lần nghe qua câu nói này, nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ về nó chưa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ câu nói “Chó sủa là chó không cắn” cũng như giúp bạn biết thêm các thông tin chi tiết về hình tượng loài chó trong văn hóa dân tộc Việt cùng các lý do có thể khiến chó sủa. Cùng tham khảo ngay bài viết sau đây để nhận được đáp án chuẩn nhất nhé.

Hình tượng chó ở trong văn hóa Việt

Trong truyền thuyết của dân ta, hình tượng con chó đã xuất hiện từ rất sớm. Đến nay, dân gian vẫn còn lưu truyền về các câu chuyện về quá trình tìm đất đẹp để xây thành Cổ Loa vào đời An Dương Vương hay huyền thoại về sự ra đời của Lý Công Uẩn đều có liên quan đến “Thần Cẩu”. Cũng ở trong truyền thuyết, chó còn được xem như là vật tổ của nhiều dân tộc, như là Cơ Tu, Xê Đăng, S”tiêng hay Chăm, Dao, Lô Lô…

cho-sua-la-cho-khong-can-1

Hình ảnh con chó cũng đã xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ, tục ngữ và cả ca dao với các phẩm chất điển hình là thông minh, trung thành cũng như mang lại nhiều may mắn. Câu nói “Mèo đến nhà thì khó, cho đến nhà thì sang” hay “Chó giữ nhà, gà gáy sáng”…Qua quan sát về tập tính, sinh hoạt của loài chó, dân gian đã đúc kết ra nhiều kinh nghiệm mang tính dự báo về thời tiết, về thời vụ hay mùa màng, về cả các cách chọn chó để nuôi: “Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa” hay câu nói “Nào ai buôn bán trăm bề/ Chẳng bằng nuôi chó huyền đề bốn chân”.

Hình ảnh con chó còn hiện diện trong thơ, văn…của nhiều tác giả nổi tiếng, gắn liền với các sinh hoạt của con người tại nơi làng quê thôn dã. Chó chính là bạn gần gũi của con người,  thậm chí có nơi chó còn được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo. Trong các tín ngưỡng, tâm linh, người ta còn tin rằng, loài chó có thể canh giữ, xua đuổi được tà ma vào ban đêm nên từ lâu, người Việt đã có tục lệ thờ chó đá trước đền miếu, đình hay điện, hay là đặt chó đá trước cửa các gia đình quyền quý, cổng làng hay các khu mộ của người quyền quý, mang lại ý nghĩa bảo vệ, canh gác phần âm.

Xem thêm:   Mách bạn loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả tức thì

cho-sua-la-cho-khong-can-2

Ở rất nhiều nơi trên khắp thế giới, con chó cũng được trân trọng và nâng niu, người ta cũng đã đặt Các chòm sao với tên chó gồm: Tiểu Khuyển, Đại Khuyển và cả Lạp Khuyển. Bên cạnh đó chó cũng chính là đối tượng bị khinh rẻ, coi thường, nó được xem như là một con vật bẩn thỉu, ngu dốt và khá đáng khinh. Người ta hay thóa mạ nhau bằng các câu chửi, tiếng lóng hay các thuật ngữ, có nhắc đến con chó như là: đồ chó, đồ con chó hay đồ chó má, đồ chó đẻ hoặc đồ chó săn, thằng chó, chó chết, thằng chó chết và cả đồ chó cái (ám chỉ về gái mại dâm), chó ghẻ hay ngu như chó, cẩu nô tài (ám chỉ tên tay sai), đồ chó vô chủ hay đám chó hoang, chó chui gầm chạn….

Giải nghĩa câu nói” chó sửa là chó không cắn”

Chó sủa là chó không cắn” ngụ ý đến một người nói nhiều, tranh luận nhiều, hay phàn nàn nhiều hoặc gây ra rất nhiều tiếng ồn. Đây sẽ không phải là một người hành động, có nghĩa là anh ta sẽ không thực hiện những mối đe dọa đã nói của mình.

cho-sua-la-cho-khong-can-3

Nguồn gốc chính xác của câu chó sủa là chó không cắn không được biết, nhưng được biết rằng nó đã được sinh ra từ những người nông dân và nói từ một nơi nào đó ở Đông Âu. Câu nói này được sinh ra bởi vì người ta đã quan sát và thấy rằng những con chó sủa rất nhiều thường sẽ không có ý định cắn mà chỉ là sợ và điều này được áp dụng cho những người thường “sủa rất nhiều”. Để hiểu rõ hơn về mặt đúng đắn của câu nói này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các lý do chó sủa ngay sau đây.

Những lý do làm chó hay sủa

Chó sủa có rất nhiều lý do. Chúng không sủa để cố làm phiền bạn và hàng xóm cũng sẽ không sủa để dằn mặt hay trả thù. Chúng sủa thường vì các lý do sau đây:

Cảnh báo

Chó sủa khi có người đi qua cửa hoặc khi người lạ đã đi ngang qua nhà hay xe hơi là điều tự nhiên. Nhiều con sẽ sủa nếu chúng cảm thấy được một số loại mối đe dọa, muốn tuyên bố “Tôi ở đây để bảo vệ nơi này nên đừng gây rối.” Âm thanh này sẽ thường sắc nét, to và uy quyền. Rèn luyện được bản năng này thực sự có thể sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà và cả gia đình của bạn.

Xem thêm:   Phim fast and furious 8: Kịch tính và mãn nhãn

Lo lắng, sợ hãi

Tiếng sủa lo lắng, đây dường như là hành động tự xoa dịu bản thân đối với rất nhiều chú chó. Nó thường the thé và đôi lúc sẽ kèm theo tiếng rên rỉ. Kiểu sủa này thường xảy ra với những con mắc chứng lo âu, sợ hãi hay  ám ảnh sợ hãi, hoặc có các loại lo lắng khác.

Muốn tìm sự chú ý

Khi bạn nghe thấy các tiếng sủa này, bạn thường sẽ biết nó có nghĩa là gì. Tiếng sủa này nói là “Này! Này! Nhìn đây! Tôi đây!” Những con chó khác sẽ có thể rên rỉ và sủa cùng nhau để có thể thu hút sự chú ý, gần giống như là giọng của một đứa trẻ đang than vãn.

cho-sua-la-cho-khong-can-4

Vui tươi

Kiểu sủa này sẽ đặc biệt phổ biến ở chó con, chó non. Nhiều con sẽ sủa khi đang chơi với người hoặc với những con chó khác. Ngay cả âm thanh cũng sẽ có xu hướng nghe lạc quan và có thể sẽ là âm nhạc. Một số con chó sẽ sủa khá thích thú khi biết chúng sắp được đi dạo hoặc là đi xe hơi.

Buồn Chán

Tiếng sủa buồn chán sẽ nghe giống như một con chó sủa chỉ để nghe được giọng nói của chính mình. Mặc dù nó đang có xu hướng gây khó chịu, nó vẫn hơi buồn. Những chú chó buồn chán sẽ thường sủa để giải phóng phần năng lượng dư thừa, và đôi khi sủa chỉ vì cô đơn. Chúng sẽ thường cần một hoạt động hay thậm chí có thể là cần một người bạn đồng hành.

Lời kết:

Trên đây chính là những thông tin liên quan đến câu nói “Chó sủa là chó không cắn”. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích được cho bạn, câu nói “Chó sủa là chó không cắn” tuy đơn giản nhưng đã thể hiện được hai mặt ý nghĩa sâu sắc, một mặt là kinh nghiệm của người dân ta từ xưa đến nay, một mặt là nghĩa bóng giúp ta nhận xét về tính cách con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *