Nhiệt miệng là gì? Thuốc bôi nhiệt miệng loại nào là hiệu quả? Đây sẽ là những câu hỏi về nhiệt miệng mà ta thường gặp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh nhiệt miệng – một loại bệnh thường gặp với mọi lứa tuổi, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân và loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả nhất.
Nhiệt miệng là gì và nguyên nhân là do đâu
Nhiệt miệng sẽ là vết loét nhỏ, nông, sẽ xuất hiện ở các mô mềm trong miệng như là môi, bên trong phần má, nướu, có tên gọi khoa học khác là aphthous ulcer. Thông thường các vết nhiệt ở miệng sẽ có máu trắng, đôi khi sẽ có màu vàng, viền xung quanh mang màu đỏ, chúng sẽ có dạng hình tròn hoặc oval.
Không giống như là lở miệng do virus herpes hay do mụn nước, vết nhiệt miệng sẽ không lây lan mà chúng sẽ chỉ gây khó chịu cho những người mắc phải. Khi ăn, khi nói hoặc thậm chí khi bạn nuốt nước bọt mà chỉ cần đụng chạm đến vết nhiệt ở miệng cũng sẽ gây nên các cảm nhác đau nhói và khó chịu. Trong trường hợp quá nặng nhiệt miệng sẽ có thể gây ra viêm cấp, sốt nổi hạch, rối loạn tiêu hóa hay cảm giác đau đớn hơn bình thường. Tuy rằng bệnh sẽ có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng nếu bạn bị tái phát nhiều lần theo chu kỳ thì có thể bạn đã bị viêm loét miệng mãn tính.
Nguyên nhân gây ra tính trạng nhiệt miệng
Theo như ở Tây y thì nhiệt miệng sẽ là do cơ thể của bạn thiếu một số loại các vitamin và dưỡng chất, do rối loạn nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa hay do nhiễm khuẩn răng miệng,… Theo Đông y thì cho rằng nhiệt ở miệng là do nhiệt độc, làm ảnh hưởng từ tâm, can và tỳ, vị, thận, gây ảnh hưởng nhiều do chế độ ăn uống.
Có thể liệt kê cụ thể thêm một số lý do bị nhiệt miệng như sau:
- Không may đã cắn vào má gây nên tổn thương, dần dần sẽ phát triển thành vết loét miệng.
- Ăn những loại đồ ăn cay nóng, hay có nhiều gluten khiến tổn thương vùng miệng.
- Bị tổn thương trong lúc vệ sinh răng miệng như: đánh răng mạnh gây xước và chảy máu, nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa thành phần sodium lauryl sulfate.
- Thiếu các loại vitamin như B6, B2, C, thiếu kẽm cùng acid folic.
- Rối loạn nội tiết tố vào kỳ kinh nguyệt hoặc là khi mang thai, căng thẳng mệt mỏi trong khoảng thời gian dài.
Top các sản phẩm thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả nhất hiện nay
Nhiệt miệng là vấn đề thường gặp ở khoang miệng chúng ta, sẽ có rất nhiều cách để điều trị vấn đề nhiệt miệng tại nhà, tuy nhiên để nhanh chóng và hiệu quả hơn bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng sau đây.
Thuốc bôi nhiệt miệng Oracortia
Đây chính là loại thuốc steroid bào chế ở dạng thuốc mỡ. Thuốc với tác dụng giảm viêm nhanh chóng tại các vùng tổn thương ở khoang miệng hay hầu họng. Thành phần chính là: Triamcinolone với hàm lượng ở mức 0.1g/100g
Cách sử dụng thuốc bôi Oracortia:
- Bạn chỉ cần lấy lượng vừa đủ Oracortia rồi bôi lên trên vùng có vết lở loét bởi nhiệt miệng gây nên.
- Chờ khoảng ít phút giúp cho thuốc se lại và thẩm thấu sâu bên trong
Lưu ý: Thuốc nên bôi vào buổi tối trước khi ngủ để không gây ảnh hưởng đến ăn uống cũng như không bị ảnh hưởng nhiều từ nước bọt hay đồ ăn. Ngoài ra, dùng vào buổi tối còn giúp tăng thời gian tiếp xúc với khoang miệng giúp cho vết loét nhanh liền hơn.
Thuốc bôi nhiệt miệng loại Kamistad Gel N
Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad Gel N với nguồn gốc từ Đức có tác dụng giảm đau nhanh, được giới chuyên môn đánh giá cao. Ngoài ra, thuốc còn giúp kháng khuẩn và chống viêm loét cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Thành phần bao gồm: Lidocaine gây tê, Benzalkonium clorid cùng tinh chất của hoa cúc. Đây đều là các chất kháng khuẩn, chống viêm và sẽ làm dịu các mô tế bào bị tổn thương cực tốt.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh kỹ khoang miệng trước khi bôi thuốc bằng các loại nước súc miệng
- Bôi lớp gel mỏng lên vùng đã bị tổn thương do nhiệt miệng
- Hãy bôi thuốc thật đều đặn 3 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất
Thuốc bôi nhiệt miệng dạng gel nhanh nhất Gengigel
Gel trị nhiệt miệng Gengigel sẽ có tác dụng giúp ngăn các rối loạn về nướu vào giai đoạn đầu chẳng hạn như là viêm nướu, tụt nướu hay chảy máu nướu,….. Không chỉ thế thuốc sẽ còn dùng cho người đang bị tổn thương niêm mạc miệng do dùng răng giả, nhổ răng hay niềng răng hoặc bị nhiễm nấm Candida.
Thuốc sẽ bao gồm một số thành phần sau: Aqua, Alcohol cùng Aroma, Xylitol, PEG 40 Hydrogenated, Sodium Hydroxide, PVA, Cellulose Gum, Acid Blue 9 (Cl 42090)
Cách sử dụng thuốc:
- Lấy lượng thuốc bôi vừa đủ thoa lên trên vùng bị tổn thương. Sau đó chờ 2-3 phút cho thuốc khô lại và đã ngấm dần vào trong.
- Để giúp cải thiện lại tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng các bạn nên bôi từ 3-4 lần/ngày.
Lời kết
Trên đây sẽ là những thông tin liên quan đến vấn đề nhiệt miệng. Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến, khi mắc phải vấn đề này các bạn không cần quá lo lắng chỉ cần thực hiện một số bước đơn giản, dùng thuốc bôi nhiệt miệng là sẽ dễ dàng giải quyết được.